[Trọng tâm học tập của bài này]
  1. Có thể hiểu được mục đích của việc đặt ống dẫn lưu.
  2. Có thể hiểu được phương pháp đúng để thay băng vết thương có đặt ống dẫn lưu.
  3. Có thể thực hiện đúng việc cố định ống dẫn lưu.
  4. Có thể nắm được các dấu hiệu bất thường của dịch dẫn lưu và cách xử lý.
 
Tại sao phải đặt ống dẫn lưu? 
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu tùy tình hình, để dẫn lưu dịch mô tích tụ hoặc dịch tiết trong vết thương, tránh để dịch mô hoặc dịch tiết tích tụ, nhằm tránh việc tích tụ dịch gây chèn ép hoặc kích ứng cho các cơ quan cơ thể, đồng thời để giảm nhiễm trùng và thúc đẩy vết thương mau lành. Một số bệnh sau khi phẫu thuật sẽ đặt ống dẫn lưu một thời gian, thậm chí khi người bệnh xuất viện về nhà rồi vẫn chưa rút ống dẫn lưu, để đảm bảo hiệu quả điều trị. Ống dẫn lưu có rất nhiều loại và có các chức năng khác nhau tùy vào vị trí đặt khác nhau như: đường tiêu hóa, ổ bụng, đường mật,... Các loại ống dẫn lưu thường gặp như sau:
  1. Ống dẫn lưu JP.
  2. Ống dẫn lưu T-tube.
  3. Ống dẫn lưu PTCD.
 
Các bước thay băng vết thương:
  1. Rửa tay: Rửa tay trước khi thay băng, phạm vi rửa phải tới phía trên cổ tay 5 cm, rửa trong ít nhất 20 giây.
  2. Các bước thay băng:
    1. Trước hết, tháo gạc cũ ra, nếu gạc bị dính vào vết thương thì phải dùng nước muối sinh lý để thấm ướt và dùng tăm bông để gạt nhẹ nhàng, tránh kéo mạnh làm gia tăng cảm giác đau hoặc khiến vết thương chảy máu, ảnh hưởng đến việc lành vết thương.
    2. Dùng tăm bông vô trùng nhúng nước muối sinh lý, khử trùng trong phạm vi trên 5cm quanh vết thương, lấy vết thương làm trung tâm, lau từ trong ra ngoài một lượt rồi vứt bỏ, tránh dùng tăm lau qua lau lại (Hình 1).
      0d49b28042e040185e2b1334a9f002fc.jpg
      Hình 1
       
    3. Dùng gạc che phủ vết thương lại, rồi dùng băng dính giấy để cố định gạc (Hình 2).
      7bfb5ea30b1ebde65486206a1ace9c2d.jpg
      Hình 2
       
  3.  Chăm sóc vết thương do ống dẫn lưu: Nếu vết thương khô ráo, có thể thay băng 2-3 ngày một lần, nếu có chảy dịch thì cần thay băng theo bước 2, rồi tiếp tục thực hiện như sau:
    1. Dùng gạc chữ Y vô trùng lót dưới ống dẫn lưu, rồi dùng gạc vô trùng phủ lên, dùng băng dính giấy cố định lại (Hình 3).
      4b4873a1c763fe3e498c57520b2333e4.png
      Hình 3
       
    2. Hằng ngày ghi lại lượng dịch dẫn lưu ra, để cung cấp làm dữ liệu cho bác sĩ tham khảo đánh giá khi tái khám.
  4. Vết thương đã cắt chỉ: Xuất viện về nhà là có thể tắm, sau khi tắm xong cần lau khô vết thương, giữ cho vết thương luôn khô ráo. Nếu vết thương đã được dán bằng băng dính thẩm mỹ thì không cần thay băng hằng ngày, chỉ cần giữ sạch sẽ và khô ráo cho đến khi băng dính thẩm mỹ bong ra thì thay.
  5. Vết thương chưa cắt chỉ: Nếu bất cẩn làm ướt vết thương, vui lòng làm theo các bước như thay băng và giữ cho vết thương khô ráo.
  6. Nếu gạc trên vết thương bị ướt hoặc có dính chất dịch tiết ra, thì cần quan sát xem vết thương có hiện tượng bất thường (như: đỏ, sưng, nóng, đau) hay không.
     
Nguyên tắc chăm sóc:
  1. Duy trì tốt chức năng dẫn lưu: Túi (bóng) dẫn lưu cần phải để thấp hơn vết thương, để thuận lợi cho việc dẫn lưu dịch.
  2. Phòng ngừa túi (bóng) dẫn lưu bị tuột hoặc dịch chuyển:
    1. Khi cố định túi (bóng) dẫn lưu, cần để lại một độ dài cần thiết cho người bệnh lăn trở mình hoặc vận động, nhất định phải dùng ghim hoặc kẹp an toàn để cố định vào góc vạt áo.
    2. Khi lăn trở mình hoặc dịch chuyển trên giường, cần chú ý không đè lên hoặc làm gập xoắn, co kéo túi (bóng) dẫn lưu.
    3. Trước khi thay đổi tư thế hoặc xuống giường vận động, cần kiểm tra trước xem túi (bóng) dẫn lưu đã được cố định chắc chắn chưa, sau đó mới từ từ dịch chuyển, tránh co kéo túi (bóng) dẫn lưu.
  3. Phòng ngừa nhiễm trùng:
    1. Túi (bóng) dẫn lưu cần được duy trì ở độ cao thấp hơn vết thương, để phòng ngừa dịch dẫn lưu chảy ngược vào trong cơ thể và gây nhiễm trùng ngược.
    2.  Không để túi (bóng) dẫn lưu chạm xuống đất.
    3. Khi gạc đắp vết thương bị ướt hoặc bị tuột ra thì phải thay ngay, để đảm bảo vết thương luôn khô ráo.
    4. Khi dịch chảy ra đầy một nửa túi (bóng) dẫn lưu, thì phải đổ hết dịch đi, để đảm bảo hiệu quả dẫn lưu.
      1. Cách đổ dịch dẫn lưu như sau:
      2. Cách đổ dịch dẫn lưu JP: Rửa sạch tay, mở nắp trên quả cầu, đổ dịch dẫn lưu vào cốc đong có chia vạch, bóp dẹt quả cầu, rồi đậy nút lại (tay không được chạm vào mặt trong của nắp hoặc chỗ miệng bóng), để bóng duy trì trạng thái áp lực âm, đảm bảo tác dụng dẫn lưu dịch. Hằng ngày ghi lại tổng lượng dịch dẫn lưu, để khi tái khám cung cấp dữ liệu cho bác sĩ tham khảo.
    5. Cách đổ dịch dẫn lưu T-tube và PTCD: Rửa sạch tay, vặn mở nắp phía dưới túi, đổ dịch dẫn lưu vào cốc đong có chia vạch (miệng túi không được chạm vào cốc đựng), sau đó đậy chặt nút lại, rồi lau sạch miệng túi. Hằng ngày ghi lại tổng lượng dịch dẫn lưu, để khi tái khám cung cấp dữ liệu cho bác sĩ tham khảo.
    6. Khi thay băng không được thổi hoặc quạt vào vết thương, để tránh nhiễm bẩn.
    7. Khi tắm không được làm ướt vết thương, nếu vết thương chẳng may bị ướt, vui lòng thay băng ngay để giữ cho vết thương luôn khô ráo sạch sẽ.
  4. Nếu có các dấu hiệu sau đây, vui lòng đi tái khám ngay:
    1. Sốt, đau bụng, nôn mửa dữ dội.
    2. Từ ống dẫn lưu chảy ra nhiều máu đỏ tươi, hoặc dịch chảy ra đục hoặc có mùi hôi.
    3. Dịch tiết nhiều thấm vào gạc, lượng dịch dẫn lưu đột nhiên giảm hoặc không có dịch thoát ra.
    4. Vết thương bị đỏ, sưng, nóng, đau, hoặc có chảy dịch như mủ.
    5. Ống dẫn lưu bị tuột ra.
 
The text was translated by UNIVERSAL LINK CO., LTD.
 
 
 
 
 
    Kiểm Tra
    Vui lòng thử trả lời các câu hỏi sau
    Nursing Instruction Satisfaction
    Please log in to rate