[Trọng tâm học tập của bài này]
  1. Mỗi hai giờ lăn trở mình một lần, có thể giúp giảm thiểu tổn thương da do bị đè ép.
  2. Duy trì quần áo, ga trải giường phẳng phiu sạch sẽ, có thể giúp phòng ngừa tổn thương da do bị đè ép.
  3. Động tác hỗ trợ lăn trở mình cần phải nhẹ nhành, tránh co kéo vào các bộ phận bị đau trên cơ thể người bệnh.
 
Tại sao cần lăn trở mình?
  1. Hỗ trợ thay đổi tư thế cho người bệnh mất khả năng vận động, giúp gia tăng sự thoải mái cho người bệnh.
  2. Thúc đẩy lưu thông máu cục bộ, tránh tổn thương da do bị đè ép.
 
Trường hợp áp dụng:
Người bệnh nằm liệt giường.
 
Chuẩn bị đồ dùng:
2 chiếc gối thông thường.
 
Các bước thực hiện:
  1. Rửa tay.
  2. Cố định chân giường để ngăn giường bệnh dịch chuyển.
  3. Nếu chỉ có một người, kéo lan can giường (thành chắn) phía bên kia lên và hạ lan can bên mình xuống; nếu có hai người thì mỗi người đứng ở một bên giường, hạ lan can ở cả hai bên xuống.
  4. Một người thực hiện và dự kiến giúp người bệnh trở mình sang phải:
    1. Kéo lan can bên phải lên để gia tăng cảm giác an toàn cho người bệnh, tránh bất cẩn té ngã khi trở mình. Đứng ở bên trái người bệnh rồi hạ lan can xuống (Hình 1), dịch chuyển người bệnh đến giữa giường gần về phía bên trái.
      dd609fe64185a2ef1303fb2457a2ab37.jpg
      Hình 1  Đứng ở bên trái người bệnh
       
    2. Kéo lan can về phía bên phải của người bệnh, đặt hai tay người bệnh lên trước ngực, chân trái gập gác lên trên chân phải. Đỡ vai và hông trái của người bệnh (Hình 2), nhẹ nhàng lăn người bệnh sang bên phải.
      a7f1bce503cdc4ecb0a8250e4fbf2f98.jpg
      Hình 2  Đỡ vai và hông trái của người bệnh
       
    3.  Đặt một chiếc gối ở chỗ lưng người bệnh (Hình 3) để nâng đỡ cơ thể người bệnh.
      ec43042794cce5e5d8c32a07e99ff04c.jpg
      Hình 3  Đặt một chiếc gối ở chỗ lưng người bệnh
       
    4. Đỡ vai và khớp hông ở tư thế nằm nghiêng để kéo nhẹ ra (Hình 4), tránh chèn ép lên khớp.
      a09973281a1bd8a8a371e49efd817389.jpg
      Hình 4  Đỡ vai và khớp hông ở tư thế nằm nghiêng để kéo nhẹ ra
       
    5. Hai chân gập tự nhiên, đặt một chiếc gối ở phía dưới bắp chân (Hình 5), tránh chèn ép lên chân.
      20239ebbbcff47954c2a3228aded4db2.jpg
      Hình 5  đặt một chiếc gối ở phía dưới bắp chân
       
    6. Kéo lan can giường lên, nâng đuôi giường lên, đầu giường nâng lên cao 30 độ (Hình 6).
      d889eebe3e00dafba89fdb96d5112e4f.jpg
      Hình 6  đầu giường nâng lên cao 30 độ
       
  5. Một người thực hiện và dự kiến giúp người bệnh trở mình sang trái:
    1. Kéo lan can bên trái lên để gia tăng cảm giác an toàn cho người bệnh, tránh bất cẩn té ngã khi trở mình.
    2. Người chăm sóc đứng bên phải người bệnh, di chuyển người bệnh đến giữa giường gần về phía bên phải.
    3. Kéo lan can về phía bên trái của người bệnh, đặt hai tay người bệnh lên trước ngực, chân phải gập gác lên trên chân trái.
    4. Đỡ vai và hông phải của người bệnh (Hình 2), nhẹ nhàng lăn người bệnh sang bên trái.
    5. Lặp lại các bước E~F nêu trên.
 
Nguyên tắc chăm sóc:
  1. Kiểm tra vết thương trên cơ thể người bệnh, tư thế nằm không được đè ép lên vết thương, chú ý chỗ bị đau, tránh co kéo mạnh làm đau người bệnh.
  2. Động tác phải nhẹ nhàng chậm rãi, phải chú ý giữ ấm và đảm bảo sự riêng tư cho người bệnh.
  3. Gối nên chọn loại chất liệu mềm, nếu không có gối thì có thể thay thế bằng khăn bông, ga trải giường, chăn, đệm tựa hoặc đệm ngồi, v.v.
  4. Tốt nhất là cứ hai giờ lăn trở mình cho người bệnh một lần, để vùng da bị chèn ép được nghỉ ngơi.
  5. Luôn giữ cho quần áo và ga trải giường của người bệnh được sạch sẽ phẳng phiu, để ngăn ngừa các nếp nhăn trên vải làm tổn thương da.
  6. Tránh để khuỷu tay, mắt cá chân và gót chân người bệnh bị đè ép trong thời gian dài; có thể dùng khăn bông cuộn lại hoặc các loại đệm giảm áp lực để nâng đỡ các bộ phận trên.
 
The text was translated by UNIVERSAL LINK CO., LTD.
 
 
 
 
 
    Kiểm Tra
    Vui lòng thử trả lời các câu hỏi sau:
    Nursing Instruction Satisfaction
    Please log in to rate