[Trọng tâm học tập của bài này]
  1. Khi bơm thức ăn qua ống thông mũi dạ dày, cần phải hỗ trợ để người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi 45-60 độ.
  2. Với người bệnh cần lăn trở mình và hút đờm, thì phải tiến hành lăn trở mình và hút đờm trước rồi mới bơm thức ăn.
  3. Nếu dịch dạ dày hút ra có màu đỏ hoặc nâu, thì không được cho ăn, mà phải mau chóng đưa đến cơ sở y tế.
 
Tại sao phải đặt ống thông mũi dạ dày?
  1. Bơm thức ăn (dinh dưỡng qua đường ruột):
    Các trường hợp trải qua phẫu thuật khoang miệng, tắc đường tiêu hóa, bị loét khoang miệng và thực quản nghiêm trọng, đột quỵ não, xơ cứng teo cơ một bên (ALS), lão hóa, v.v. khiến không thể ăn uống được, ăn không đủ lượng hoặc nuốt khó, thì có thể áp dụng phương pháp bơm thức ăn để cung cấp dinh dưỡng.
  2. Bơm thuốc:
    Trường hợp người bệnh không tỉnh táo hoặc khó nuốt, dẫn đến không uống thuốc được, thì có thể bơm thuốc qua ống thông mũi dạ dày.
  3. Dẫn lưu dịch dạ dày:
    Khi người bệnh bị tắc nghẽn đường tiêu hóa, viêm tụy nghiêm trọng hoặc trường hợp người bệnh mới phẫu thuật xong chưa phục hồi nhu động ruột, thì có thể sử dụng ống thông mũi dạ dày để tiến hành “hút ngắt quãng áp lực âm” hoặc dẫn lưu tự nhiên để hút dịch và thải khí tích tụ trong đường tiêu hóa, nhằm giảm áp lực và độ căng chướng trong đường tiêu hóa. Trường hợp bị chảy máu đường tiêu hóa trên, có thể sử dụng ống thông mũi dạ dày để quan sát tình trạng xuất huyết, cũng có thể dùng để hút bỏ máu tích tụ trong dạ dày trước khi tiến hành nội soi đường tiêu hóa trên, giúp cho việc nội soi diễn ra thuận lợi hơn.
 
Chuẩn bị đồ dùng:
Bơm tiêm rỗng dùng để bơm thức ăn, dung dịch thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp, nước ấm, khăn điều trị hoặc khăn giấy chống thấm (Hình 1).
       a971985d89a09b93f6643defa93bc2c9.png
       Hình 1  Chuẩn bị đồ dùng
      
Các bước thực hiện:
  1. Rửa sạch hai tay, nửa tiếng trước khi cho ăn, tiến hành kiểm tra xem có cần thay tã, lăn trở mình hoặc hút đờm hay không; sau đó đặt khăn điều trị hoặc khăn giấy chống thấm lên trước ngực người bệnh. Hỗ trợ để người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi 45-60 độ. Cách nhận biết vị trí chính xác của ống thông mũi dạ dày: Kiểm tra xem băng dính cố định có bị tuột hoặc dịch chuyển không, ống thông mũi dạ dày có bị tuột hay bị xoắn trong miệng hay không (yêu cầu người bệnh há miệng ra, quan sát xem trong khoang miệng có đoạn ống bị xoắn hay không), có thể mở ống thông ra, để đầu ống vào trong nước đun sôi để nguội, nếu có nổi bong bóng trong nước, có nghĩa là ống thông đã bị lệch vị trí, tuyệt đối không được bơm thức ăn.
  2. Trước khi bơm thức ăn, cần dùng bơm tiêm rỗng để hút chất trong dạ dày ra kiểm tra lượng thức ăn còn lại trong dạ dày. Nếu không hút ra thứ gì từ dạ dày, nghĩa là tiêu hóa tốt; nếu hút ra một ít thì phải bơm trở lại dạ dày. Nếu lượng hút ra là trên 100ml hoặc nhiều hơn một nửa lượng cho ăn của bữa trước, thì phải đợi 60 phút nữa tiến hành đánh giá lại; nếu chất hút ra có màu xanh đen, đỏ hoặc nâu, thì không bơm trở lại vào trong dạ dày, mà phải thông báo ngay cho nhân viên y tế(Hình 2).
    4f71778f6ace0f9133e8aa6dc6ca2931.png
    Hình 2  Kiểm tra lượng tồn dư trọng dạ dày để đánh giá tình hình tiêu hóa
     
  3. Trước khi bơm thức ăn, cần bơm trước 30ml nước sôi ấm nhằm làm ẩm thành ống. Cầm bơm tiêm rỗng ở trên cao khoảng 30-45cm so với dạ dày, áp dụng nguyên lý trọng lực để khiến thức ăn từ từ chảy vào. Tốc độ bơm thức ăn dựa trên nguyên tắc không khiến người bệnh cảm thấy khó chịu ở phần bụng. Mỗi lần cho ăn không quá 300ml, tổng lượng thức ăn mỗi ngày phải theo chỉ định của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. Trong quá trình bơm thức ăn nếu người bệnh ho không liên tục hoặc thức ăn trào ngược từ trong ống thông ra ngoài, thì phải lập tức ngừng bơm thức ăn, và thông báo cho nhân viên y tế.
    e8c178a0cb2337661abbd6fc3be684aa.png
    Hình 3  Khi bơm thức ăn, để người bệnh ở tư thế ngồi hoặc nửa nằm nửa ngồi, cho ăn từ từ
     
  4. Nếu phát hiện thức ăn không thể thuận lợi chảy vào trong ống thông mũi dạ dày, có thể hút nhẹ trở lại hoặc tăng áp lực; nếu vẫn tắc ống thì báo cho nhân viên y tế xử lý. Cho ăn xong, bơm 30ml nước sôi ấm vào để rửa đường ống, tránh đường ống bị tắc hoặc thức ăn lên men trong ống. Để người bệnh duy trì tư thế nửa nằm nửa ngồi để nghỉ ngơi trong 45-60 phút, không được cho nằm xuống ngay, tránh sặc thức ăn dẫn đến viêm phổi hít.
  5. Vệ sinh và dọn dẹp đồ dùng: Rửa sạch sẽ đồ dùng dụng cụ và để khô cho lần sử dụng tiếp theo.
 
Nguyên tắc chăm sóc:
  1. Hằng ngày trước và sau khi cho ăn, sáng sau khi ngủ dậy, tối trước khi đi ngủ, cần phải dùng tăm bông thấm nước sôi nguội để vệ sinh răng miệng cho người bệnh; nếu người bệnh tỉnh táo có thể hợp tác, thì tốt nhất nên giúp người bệnh đánh răng. Hằng ngày thay băng dính cố định ống thông mũi dạ dày, không dán nhiều lần ở cùng một vị trí, tránh gây tổn thương tron khoang mũi do tì đè.
  2. Khi ống thông bị tuột, nếu đang nằm viện thì phải báo ngay cho nhân viên y tế hỗ trợ xử lý. Nhưng nếu đang ở nhà, thì hãy liên hệ với điều dưỡng viên tại nhà.
  3. Khi chế biến thức ăn để bơm, cần đảm bảo thức ăn sạch sẽ và hợp vệ sinh. Thức ăn để bơm sau khi đã mở hộp thì nên mau chóng sử dụng hết, không được bơm lẫn thức ăn cùng với thuốc, tránh xảy ra phản ứng tương tác giữa thuốc và thức ăn.
  4. Ống thông mũi dạ dày làm bằng polyetylen, chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, tối đa chỉ được đặt 2 tuần là phải thay ống. Ống thông mũi dạ dày làm bằng silicone, mềm và không dễ bị biến chất, nhưng phải tự chịu chi phí, có thể mỗi tháng thay 1 lần.
  5. Để ngăn ngừa thông mũi dạ dày tuột ra, ngoài việc dùng băng dính để cố định ống thông lên mũi hoặc mặt người bệnh, cũng có thể dán cố định đoạn đầu của ống thông lên má, hoặc dùng ghim để cố định đoạn giữa của ống thông mũi dạ dày vào ngực áo, tránh để tuột ống. Đối với người bệnh không tỉnh táo hoặc kích động không hợp tác, thì có thể áp dụng biện pháp hạn chế cử động nếu cần thiết, để bảo vệ người bệnh, tránh việc tự rút ống.
 

The text was translated by UNIVERSAL LINK CO., LTD.

 

    Kiểm Tra
    Vui lòng thử trả lời các câu hỏi sau:
    Nursing Instruction Satisfaction
    Please log in to rate