Mục đích:
Duy trì đường thở thông thoáng và đủ oxy, tránh để đờm tích tụ dẫn đến biến chứng.
 
Trường hợp áp dụng:
Người bệnh không thể tự khạc đờm, người bệnh đeo nút (canule) mở khí quản, và người bệnh đặt ống mở khí quản dài ngày.
 
Chuẩn bị đồ dùng:
  1. Túi hút đờm vô trùng (có sẵn ống hút đờm, găng tay vô trùng)
  2. Dụng cụ chứa nước sạch (để vệ sinh ống hút)
  3. Máy hút đờm
  4. Thiết bị oxy
Lưu ý trước khi hút đờm:
  1. Thời gian hút đờm: Trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 60 phút, để tránh xảy ra nôn ói.
  2. Tiến hành lăn trở mình, vỗ lưng, khum tay vỗ đờm cho người bệnh, để dịch đờm dễ đi vào vị trí lớn hơn của đường hô hấp.
  3. Đối với người bệnh dùng máy thở, có thể cung cấp oxy 100% trong 1 phút; với người bệnh sử dụng liệu pháp oxy thì trước hết có thể điều chỉnh tăng nồng độ oxy, để tránh bị thiếu oxy trong quá trình hút đờm.
  4. Nếu đờm quá đặc, thì có thể tùy tình hình để tiến hành xông hơi làm loãng đờm.
Các bước hút đờm:
  1. Rửa tay.
  2. Bật công tắc của máy hút đờm, điều chỉnh áp lực tới mức 150~200mmHg.
  3. Mở nắp bộ thiết bị hút đờm vô trùng, lấy găng tay vô trùng ra.
  4. Đeo găng tay vào tay thuận, lấy ống hút đờm từ trong túi ra (chú ý: tay đã đeo găng tay và ống hút đờm không được chạm vào các đồ vật khác).
  5. Nối ống hút đờm với máy, kiểm tra xem ống hút có hút được hay không.
  6. Trình tự hút đờm là: Ống nội khí quản (hoặc Nòng trong ống mở khí quản)→Khoang mũi→Khoang miệng. Sau khi hút xong ở khoang miệng và mũi, không được hút lại ở ống nội khí quản nữa, tránh gây nhiễm trùng đường hô hấp. Đoạn khoang mũi khoảng 15~20 cm, đưa ống vào kịch đáy rồi rút lại khoảng 1 cm; đoạn ống mở khí quản khoảng 10~15 cm, thao tác sao cho có thể hút đờm ở mọi vị trí.
  7. Mỗi lần hút không quá 15 giây, khoảng cách giữa hai lần hút là 2~3 phút. Nếu người bệnh có dấu hiệu bất thường trong quá trình hút (như môi tím tái, mặt tái nhợt, khó thở, khí quản chảy máu) , thì phải dừng lại ngay và tiến hành cung cấp oxy liên tục cho người bệnh, nếu triệu chứng không cải thiện, hãy mau chóng đưa đến cơ sở y tế.
  8. Sau khi rút ống hút đờm ra, hút một ít nước sạch để tráng rửa ống hút đờm.
  9. Tiến hành hút vùng mũi và miệng để loại bỏ dịch tiết nếu cần.
Lưu ý sau khi hút đờm:
  1. Quan sát trạng thái, khối lượng, màu sắc của đờm, nếu màu sắc đờm có bất thường, cần đi tái khám để điều trị.
  2. Sau khi hút đờm xong, yêu cầu người bệnh hít thở sâu, và cung cấp oxy 100% trong 1 phút.
  3. Dọn dẹp đồ dùng, rửa sạch lại tay.
Những lưu ý khác:
  1. Về vấn đề lựa chọn kích thước của ống hút đờm, nếu tiến hành hút từ miệng hoặc ống nội khí quản hay nòng trong ống mở khí quản, thì đường kính ống hút nên chọn từ số 14~16, nếu là hút từ mũi họng thì có thể chọn ống hút đờm số 10~12.
  2. Ống hút đờm và găng tay hút đờm chỉ sử dụng một lần, không được tái sử dụng.
  3. Khi hút đờm, cần xoay ống hút đờm sang trái sang phải, để tránh tạo ra áp lực âm quá lớn, làm tổn thương nội mạc khí quản.
  4. Khi lượng đờm trong bình chứa của máy hút đờm vượt quá 1/2, thì phải đổ đờm đi để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả hút.
 
The text was translated by UNIVERSAL LINK CO., LTD.
 
 
 
 
    Kiểm Tra
    Vui lòng thử trả lời các câu hỏi sau
    Nursing Instruction Satisfaction
    Please log in to rate