[Trọng tâm học tập của bài này]
  1. Khi đặt ống thông tiểu cần lựa chọn vị trí phù hợp để cố định ống, tránh trường hợp ống bị co kéo trong khi vận động.
  2. Khi vận động hoặc lăn trở mình dịch chuyển cơ thể, cần tránh làm gập xoắn hoặc đè lên ống thông tiểu.
  3. Cứ sau 8 tiếng hoặc khi lượng nước tiểu trong túi đã đầy quá 1/2 thì phải đổ bỏ ngay.
  4. Túi đựng nước tiểu cần được đặt ở độ cao thấp hơn bàng quang, để tránh nước tiểu chảy ngược dẫn đến nhiễm trùng.
 
Đặt ống thông tiểu là gì?
Ống thông tiểu là một ống cao su/silicone rỗng, được luồn qua lỗ niệu đạo vào bàng quang để dẫn lưu nước tiểu; ở đầu phía trước ống có một quả bóng để cố định ống trong bàng quang; phần cuối của ống được nối với túi đựng nước tiểu kín khí. Ống thông tiểu được đặt trên người bệnh nhân trong thời gian dài.
 
Những ai cần đặt ống thông tiểu?
Khi người bệnh có bệnh lý về đường tiết niệu (ví dụ: không đi tiểu được, trải qua phẫu thuật đường tiết niệu hoặc phẫu thuật mô lân cận,…) hoặc do nhu cầu điều trị bệnh (ví dụ: cần đo lượng nước tiểu, trải qua phẫu thuật cần gây mê toàn thân hoặc gây mê nửa người, nằm liệt giường lâu ngày,...), thì sẽ cân nhắc đặt ống thông tiểu.
 
Cần chuẩn bị những vật dụng gì khi chăm sóc người bệnh đặt ống thông tiểu?
Găng tay vệ sinh, khăn giấy ướt không chứa cồn, nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh trung tính, băng dính giấy thoáng khí hoặc băng cố định ống thông tiểu, tấm lót điều dưỡng chống thấm nước.
 
Nguyên tắc chăm sóc người bệnh đặt ống thông tiểu:
  1. Đặt ống thông tiểu dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, do đó cần duy trì ống thông tiểu được thông suốt, đồng thời làm tốt việc phòng ngừa nhiễm trùng. Nếu không cần sử dụng ống thông tiểu thì nên sớm rút bỏ.
  2. Lưu ý khi chăm sóc ống thông tiểu:
    1. Rửa sạch tay trước và sau khi tiếp xúc với ống thông tiểu, tùy vào nhu cầu cá nhân có thể đeo găng tay vệ sinh, sau khi tháo găng tay phải rửa tay lại, để giữ vệ sinh cá nhân.
    2.  Chọn vị trí thích hợp để cố định ống thông tiểu, tránh trường hợp ống bị co kéo trong khi vận động, dẫn đến tổn thương, chảy máu niệu đạo; cố định ống đúng chỗ có thể giúp giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh, tránh làm tổn thương rách niêm mạc bên trong niệu đạo do bị ống đè lên.
    3.  Ống thông tiểu của bệnh nhân nữ nên được cố định ở đùi trong bằng keo dán giấy thoáng khí hoặc đai cố định ống thông tiểu; với bệnh nhân nam thì có thể cố định ở bụng dưới.
    4.  Khi vận động hoặc lăn trở mình dịch chuyển cơ thể, cần giữ cho ống thông tiểu được thông suốt, tránh làm gập xoắn hoặc đè lên ống thông tiểu.
    5. Ít nhất mỗi buổi sáng và tối cần làm sạch lỗ niệu đạo một lần bằng dung dịch vệ sinh trung tính. Ngoài ra, nếu lỗ niệu đạo bị dính nước tiểu hoặc phân, thì có thể rửa sạch bằng nước ấm, khăn giấy ướt không chứa cồn hoặc dung dịch vệ sinh trung tính, duy trì cho lỗ niệu đạo sạch và khô, để tránh vi khuẩn đi theo thành ngoài của ống thông tiểu xâm nhập vào niệu đạo và bàng quang, gây nhiễm trùng.
    6. Với người bệnh cần đặt ống thông trong thời gian dài, về cơ bản không cần định kỳ thay ống thông và túi đựng nước tiểu; trừ khi có tình trạng tuột, tắc, vỡ, rò rỉ ống thông tiểu hoặc trong ống có kết tinh, cặn, có mùi khó chịu,... thì mới cần thay thế.
  3. Lưu ý khi đặt túi đựng nước tiểu:
    1. Rửa sạch tay trước và sau khi tiếp xúc với túi đựng nước tiểu.
    2. Cứ sau 8 tiếng hoặc khi lượng nước tiểu trong túi đã đầy quá 1/2 thì phải đổ bỏ ngay, tránh để nước tiểu chạy ngược dẫn đến nhiễm trùng.
    3. Khi đổ túi đựng nước tiểu, cần chú ý miệng túi không được chạm xuống đất hoặc chạm vào bình chứa nước tiểu, hơn nữa đổ nước tiểu xong phải đóng ngay khóa túi lại để duy trì độ kín khí, tránh làm ô nhiễm túi đựng nước tiểu.
    4. Khóa chặt chỗ nối giữa ống thông tiểu và túi đựng nước tiểu, cần luôn chú ý mối nối có bị lỏng không.
    5. Túi đựng nước tiểu cần được đặt ở độ cao thấp hơn bàng quang, để tránh nước tiểu chảy ngược dẫn đến nhiễm trùng. Nếu sử dụng túi đựng nước tiểu treo chân, có thể buộc ở bắp chân, không buộc quá chặt hoặc quá lỏng.
  4. Khuyến nghị về chế độ ăn uống:
    1. Mỗi ngày nên uống trên 2000ml nước, nhưng đối với người bị bệnh tim mạch, người cao tuổi hoặc cần giới hạn dung nạp nước, thì hãy thảo luận với bác sĩ rồi mới quyết định lượng nước cần bổ sung.
    2. Có thể gia tăng các thực phẩm có tính axit, ví dụ: nam việt quất (mạn việt quất), vitamin C,... Ăn nhiều thực phẩm có tính axit sẽ khiến nước tiểu có tính axit, giúp giảm thiểu sự kết tủa hoặc kết tinh của nước tiểu kiềm tính, gây tắc nghẽn ống thông.
 
 The text was translated by UNIVERSAL LINK CO., LTD.
 
 
 
 
    Kiểm Tra
    Vui lòng thử trả lời các câu hỏi sau
    Nursing Instruction Satisfaction
    Please log in to rate