Định nghĩa và mục đích của việc hạn chế cử động cơ thể của người bệnh:
Là việc nhân viên y tế sử dụng các các thiết bị hoặc dụng cụ hạn chế cử động như đai hạn chế cử động, áo gile hạn chế cử động, găng tay,... để hạn chế các vận động cơ thể của bệnh nhân, nhằm đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân và những người xung quanh, ví dụ như để đề phòng bệnh nhân té ngã, tự rút bỏ đường ống y tế, kích động, tấn công, hoặc bệnh nhân bị rối loạn chức năng nhận thức dẫn đến cản trở hoạt động y tế, v.v.
 
Ảnh hưởng của việc hạn chế cử động cơ thể đối với người bệnh:
  1. Về mặt sinh lý: Loét tỳ đè, phù chân tay, vấn đề về thăng bằng và phối hợp của cơ thể, viêm phổi hít, co rút khớp, giảm tỷ lệ chuyển hóa cơ bản, suy dinh dưỡng, mất nước, giảm tuần hoàn máu dẫn đến chân tay phù thũng, tím tái, v.v. Người bệnh cũng có thể bị tổn thương da vì giãy giụa giằng co muốn thoát khỏi ràng buộc; bị táo bón, tắc phân hoặc đại tiện không tự chủ vì không thể tự đi vệ sinh và ít vận động.
  2. Về mặt tâm lý: Sợ hãi, rối loạn và bồn chồn bất an là những phản ứng thường gặp nhất; tiếp đến là các ảnh hưởng bất lợi đến thể chất và nhận thức; cuối cùng là thờ ơ, cảm thấy hoang mang không biết tại sao mình bị hạn chế cử động.
 
Nguyên tắc chăm sóc an toàn cho người bệnh bị hạn chế cử động cơ thể:
  1. Trước khi tiến hành biện pháp hạn chế cử động, cần được đội ngũ y tế đánh giá kỹ lưỡng, giải thích rõ ràng về mục đích và phương pháp thực hiện hạn chế cử động, sau đó người bệnh hoặc người nhà nếu đồng ý thì cần phải ký vào Giấy đồng ý hạn chế cử động cơ thể.
  2. Thiết bị dùng để hạn chế cử động cần được duy trì ở độ chặt phù hợp sao cho có thể nhét vừa 2 ngón tay, mỗi 30 phút tiến hành kiểm tra một lần vùng da ở vị trí bó/buộc xem có bị trầy rách da hoặc phù nề không, đồng thời quan sát tuần hoàn máu ngoại vi - màu da, nhiệt độ, mạch đập.
  3. Mỗi hai giờ cần tháo thiết bị hạn chế cử động ra một lần, giúp người bệnh vận động cơ thể, tránh bị cứng khớp.
  4. Cần chủ động hỗ trợ đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của người bệnh bị hạn chế cử động cơ thể, bao gồm ăn uống, đại tiểu tiện, giấc ngủ, chỗ nằm thoải mái và môi trường an toàn; đồng thời luôn phải chú ý phản ứng cảm xúc và cảm giác khó chịu về thể chất người bệnh, quan tâm nhiều hơn đến cảm nhận của người bệnh.
  5. Hạn chế cử động cơ thể chỉ là biện pháp điều trị y tế hỗ trợ tạm thời, nên gỡ bỏ càng sớm càng tốt; nhân viên y tế sẽ đánh giá xem có cần thiết phải tiếp tục duy trì biện pháp hạn chế cử động hay không.

 The text was translated by UNIVERSAL LINK CO., LTD.
 
 
 

 
    Kiểm Tra
    Vui lòng thử trả lời các câu hỏi sau
    Nursing Instruction Satisfaction
    Please log in to rate